Bên cạnh đặc trưng giọng nói xì xà xì xồ khá nhiều người không hiểu gì thì trong dư vị ngày tết người dân miền Trung cũng tạo ra những món khá khác biệt. Nhưng dường như ai ăn vào cũng để lại câu khen ngợi “ngon, đậm đà và đầy tình cảm như chính con người miền trung vậy”. Bài viết hôm nay, mời các bạn cũng chúng tôi điểm danh top 8 món ăn ngày tết miền trung cứ ăn là dễ bị “nghiện.
Bánh lăn
Bánh lăn là món bánh không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên của nhiều gia đình miền Trung.
Món bánh lăn của con người Xứ Quảng
Bánh lăn làm từ nếp, các loại rau quả như cà chua, cà rốt, quất, dứa, gừng, chuối… Tất cả được chế biến và nén lại thành khối trụ tròn, dài. Khi ăn, bánh được cắt ra thành miếng tròn. Bánh lăn rẻ tiền, dân dã, nhưng là một hương vị không thể quên được đối với ai đã trải qua ngày xuân xứ Quảng.
Bánh tổ
Nhắc đến những món bánh Tết “bắt buột” phải có trên bàn thờ tổ tiên của người dân xứ Quảng, không thể bỏ qua bánh Tổ.
Món bánh truyền thống lâu đời như chính tên gọi
Bánh Tổ có từ khoảng thế kỉ 16-17 và tồn tại đến ngày nay như một phần không thể thiếu của tập quán ẩm thực Quảng Nam.
Bánh tổ có nguyên liệu đơn giản: chỉ gồm nếp và đường, chút gừng tươi tăng hương vị. Bánh có vị ngọt dịu, thơm nếp, có thể ăn ngay khi cắt ra hay chiên lên. Đặc biệt bánh để lâu cho cứng, mốc, cạo lớp mốc đi chiên lên ăn thì rất tuyệt hảo.
Bánh tét
Nếu như miền Bắc có bánh chưng, thì miền Trung và miền Nam có bánh Tét là món bánh không thể thiếu trong ngày Tết.
Bánh tét vừa thơm vừa dẻo lại vừa ngon
Có thể ví bánh Tét như bánh chưng hình trụ, và gói bằng lá chuối thay vì lá dong. Khi ăn, lột vỏ và dùng dây lạt “tét” bánh ra thành từng miếng. Bánh Tét ở miền Trung rất mộc mạc, đơn giản, chỉ bao gồm nếp, nhân đậu và chút thịt. Nhờ vào sự đơn giản này mà người ăn có thể cảm nhận rõ hơn vị ngon thấm thía của từng nguyên liệu. Bánh Tét thường ăn kèm dưa món. Sau Tết, những đòn bánh Tét thừa thường được chiên giòn lên ăn, rất ngon lành.
Thịt ngâm mắm
Thịt ngâm mắm là cách muối thịt rất phổ biến ở nhiều tỉnh miền Trung dịp Xuân về.
Đậm đà hương vị với món thịt heo ngâm mắm
Thịt có thể là thịt heo hoặc thịt bò, sơ chế xong được ngâm vào nước mắm đường đã được pha nấu theo tỉ lệ nhất định. Thịt ngâm nguyên miếng trải qua vài ngày, đến khi ăn thì xắt thành lát nhỏ vừa ăn. Thịt ngâm mắm ăn kèm củ kiệu, bánh chưng, dưa món, có thể cuốn bánh tráng ăn rất tuyệt.
Nem chua
Nem chua là món ăn thường dùng kèm với chả lụa trong mâm tiệc Tết. Địa phương làm nem chua nổi tiếng của miền Trung có thể kể đến Chợ Huyện (Bình Định), Ninh Hòa (Khánh Hòa)… Những cục nem hồng hào hấp dẫn bọc qua lớp lá ổi trước khi gói lại bằng lá chuối. Nem miền trung thường mịn màng, hương vị dịu nhẹ, ăn kèm tép tỏi cho tăng hương vị
Dưa món
Món dưa món ăn với bánh chưng
Trong khi miền Bắc có dưa hành, thì miền Trung là dưa món. Dưa món là món dưa muối với các nguyên liệu rau củ như cà rốt, củ kiệu, đu đủ, su hào… và có hương vị ngọt mặn “mạnh” hơn món dưa hành miền Bắc. Dưa món được ăn kèm bánh chưng, bánh tét như một phụ liệu không thể thiếu.
Bánh thuẫn
Ngày nay do bận bịu công việc, ít gia đình còn giữ truyền thống đổ bánh thuẫn vào dịp Tết, tuy vậy bánh thuẫn vẫn là món ăn phổ biến trong bàn ăn Tết của người miền Trung từ Huế đổ vào.
Bánh thuẫn được làm từ bột (bột bình tinh, bột năng…) pha với trứng, nướng trên than bằng một khuôn đặc biệt giành riêng cho bánh thuẫn. Khi bánh chín tỏa một mùi thơm rất quyến rũ, miếng bánh nở vàng, hấp dẫn.
Chả bò
Chả bò Đà Nẵng ngày nay đã có tiếng khắp ba miền. Trên thực tế, chả bò cũng là món ăn quý và ngon lành của dân miền Trung vào dịp Tết. Miếng chả đỏ hồng hấp dẫn, kết cấu dai giòn tự nhiên, thơm thơm mùi thịt bò điểm chút cay của tiêu đen, khi ăn kèm với chút rau thơm và miếng tỏi Lý Sơn.
Bò kho mật mía (thịt bò rim)
Bò kho mật mía là sự kết hợp của bắp bò, gừng, sả, quế, ớt tạo nên vị giòn, ngọt tự nhiên. Người miền Trung thường dùng món này để đãi khách trong những ngày Tết.
>>Với chức năng hẹn giờ lên tới 99 phút cùng tính năng inverter tiết kiệm tới 25-30% tiền điện thì bạn không có ngại ngần gì chọn những mẫu bếp từ cao cấp để món bò rim trở nên hoàn hảo hơn
Cách chế biến khá đơn giản, bạn cắt thịt ra thành từng miếng khá to khoảng 3-4 lần gói diêm, sau đó luộc qua. Vớt ra, bỏ vào xoong, nồi nêm các nguyên liệu gừng, sả, quế, ớt với lượng mật mía khá lớn trộn đều cho ngấm gia vị. Sau đó đun nhỏ lửa càng lâu càng tốt.
Thịt bò rim ăn kèm với cơm nóng thì ngon hơn cả.
Bây giờ các bạn đã hình dung được là những món ăn ngày tết miền trung gồm những gì rồi đó. Nó không quá cầu kỳ nhưng lại chứa đựng hương vị rất riêng, mang sự đầm đà trong hương vị. Qua đó thể hiện được tình cảm sâu sắc của con người miền trung luôn gắn bó, đoàn kết.
>>Quay ngược ra Bắc để tìm hiểu: Những món ăn ngày tết miền Bắc nhắc đến là bạn chỉ muốn về quê quây quần bên gia đình ngay