Dù làm gì hay ở đâu thì trong mỗi chúng ta ai cũng luôn nhớ đến cội nguồn quê hương, nên dịp tết dường như là cầu nối yêu thương gắn kết tình cảm gia đình. Do vậy, mà dù các bữa ăn thường chúng ta có thể đơn giản, nhưng với ngày tết thì đòi hỏi sự đầy đủ, tỉ mỉ hơn. Hôm nay, mời các bạn hãy cùng chúng tôi điểm danh xem những món ăn ngày tết miền Bắc gồm có gì nhé!
1. Bánh chưng
Tiêu biểu nhất là bánh chưng xanh, đây là món ăn không thể thiếu trong những ngày Tết. Người ta nói bánh chưng xanh là linh hồn của ngày Tết cổ truyền, thể hiện tinh hoa đất trời qua bàn tay khéo léo của con người. Trên bàn thờ tổ tiên không thể thiếu cặp bánh chưng xanh.
Nguyên liệu:
- Nếp: 650 gram
- Đậu xanh không vỏ: 400 gram
- Thịt ba rọi hoặc thịt heo nửa nạc nửa mỡ: 300 gram.
- Lá dong, (có thể thêm lá riềng hoặc lá chuối tùy ý).
Đây là lượng nguyên liệu dùng để làm 3 chiếc bánh chưng kích thước 14cm, dày 4cm. Tùy vào kích cỡ và số lượng chiếc bánh mà bạn muốn làm bao nhiêu thì sẽ chia theo tỉ lệ thích hợp.
Cách làm:
Trước khi làm bánh chưng, bạn sẽ phải tiến hành ngâm nếp trước. Tốt nhất bạn nên ngâm nếp qua đêm, hoặc chí ít cũng phải được 4 tiếng.
Bạn cũng nên ngâm nếp chung với lá riềng hoặc lá dứa để nếp có màu xanh, đồng thời cũng giúp nếp thơm hơn. Đậu xanh không vỏ cũng nên ngâm trong 4 tiếng hoặc để qua đêm.
Sau khi đã ngâm nếp xong, bạn đổ nếp ra rổ và để cho ráo nước. Rắc 1 – 2 muỗng muối vào và dùng tay trộn đều nếp.
Đậu xanh cũng tiến hành tương tự. Bạn đổ đậu ra cho ráo nước rồi trộn với muối và tiêu. Tiếp đến, bạn ướp thịt với muối, tiêu và đường.
Công đoạn gói bánh
Để bánh vuông và đẹp hơn, bạn nên chuẩn bị cho mình một chiếc khung hình vuông để làm khuôn. Tiếp theo, bạn cho 4 lá dong. Xếp lá bằng cách gấp mép dưới lên, gấp mép bên trái qua để tạo đường nếp cho lá. Tiến hành thao tác tương tự cho 3 miếng lá còn lại. Sau đó đặt 4 lá xuống dưới khuôn rồi đổ nếp lên.
Tiếp theo, bạn rải đều nếp ở 4 góc khuôn và để lõm ở giữa. Cho đậu xanh vào đó rồi để thịt lên rồi lại đến đậu xanh. Cuối cùng, bạn rải nếp lên phủ lại. Cố gắng làm sao để lượng nếp và đậu xanh ở trên và dưới đồng đều nhau. Bạn cũng nên nhớ không buộc quá chặt vì trong quá trình nấu trong nồi bánh sẽ còn nở ra nữa.
Luộc bánh
Đặt bánh vào nồi lớn và đổ nước ngập bánh. Thời gian để luộc một chiếc bánh cỡ nhỏ là khoảng 5 tiếng, với chiếc bánh lớn thì sẽ cần nhiều thời gian hơn.
Còn nếu dùng nồi áp suất, thời gian luộc của bạn sẽ rút ngắn xuống bớt, chỉ còn 1 tiếng. Bạn cũng cần chuẩn bị thêm một nồi nước sôi để khi nước trong nồi luộc cạn thì châm thêm nước vào kịp thời. Khi luộc bánh được nửa thời gian thì trở bánh lại, thay nước mới.
Sau khi bánh chín thì vớt bánh ra rồi cho ngay vào nồi nước lạnh ngâm trong 20 phút. Sau đó để bánh ráo nước rồi dùng vật hơi nặng đè lên bánh để ép nước ra.
Để nấu bánh chưng ngon, bạn cần phải kiên nhẫn và một chút khéo tay. Ngay từ bây giờ, bạn có thể tham khảo cách làm bánh chưng để đến những ngày giáp Tết có thể xắn tay vào bếp nấu một nồi bánh chưng thơm ngon cho cả nhà.
2. Gà luộc
>>Xem ngay những mẫu bếp từ nhập khẩu để việc nấu ăn của bạn được diễn ra nhanh chóng, thời gian rảnh có thể dành cho những việc khác
Nguyên liệu luộc gà:
1,5 kg gà
100gam hành lá
1 củ gừng
1 thìa muối ăn
Cách luộc gà ngon không bị nứt da
Để có được món gà ngon, bạn phải chú ý ngay từ bước chọn gà. Nếu bạn mua gà sống thì chú ý những con gà còn khỏe, lông có màu bóng mượt và áp sát thân.
Với những con gà đã làm sẵn nên chọn gà có da màu vàng tự nhiên, da mỏng đều toàn thân, thịt gà săn chắc, phao câu nhỏ, mỡ gà bên trong không nhiều.
Sơ chế gà và nguyên liệu
Gà sau khi đã được nhổ lông, làm sạch, giữ nguyên con sau đó đem xát muối và rửa sạch gà cả trong và ngoài rồi cho vào rổ để ráo nước.
Nhặt 3 cọng hành lá được rửa sạch, có thể để nguyên rễ để rửa rồi buộc túm gọn.
Gừng tươi rửa sạch và đập dập, gừng để nguyên vỏ để có mùi thơm của gừng.
Tiếp theo, cho gà vào nồi, đổ nước vào xâm xấp vào nồi sau đó cho hành lá, gừng đập dập và nửa thìa cafe muối vào nồi luộc gà.
Khi luộc gà bạn chú ý cho gà vào nồi nước khi nước còn lạnh như vậy thịt gà sẽ chín đều từ ngoài vào trong. Nếu bạn chờ cho tới khi nước sôi mới cho gà vào luộc thì thịt gà không những không chín đều mà da gà còn bị nứt, khiến cho thịt gà mất đi tính hấp dẫn.
Khi nước trong nồi luộc gà đã sôi, bạn nên để với lửa nhỏ vì nếu vẫn duy trì lửa to phần thịt ở đùi sẽ bị co tụt khiến cho gà luộc xong sẽ rất xấu.
Sau khi gà luộc sôi được 5 phút, vặn nhỏ gas xuống hết cỡ rồi để thêm 5 phút tắt bếp, vẫn đậy vung trong 20 phút nữa sau đó mới mở vung và vớt gà ra ngoài.
Để kiểm tra gà đã chín hay chưa, bạn chỉ cần sử dụng đũa xuyên qua thịt gà nếu đũa xuyên qua dễ dàng, nước ứa ra không có màu hồng thì thịt gà đã chín, bạn phải luộc trong thời gian 40-50 phút.
Sau khi luộc gà xong, để thịt gà luộc có da màu vàng tươi sau khi vớt gà ra ngoài bạn nên nhúng gà qua nước sôi để nguội, sử dụng nước càng lạnh càng tốt và cho ngay vào đĩa.
Chỉ cần thịt gà nguội là có thể chặt xếp vào đĩa sau đó chuẩn bị đĩa muối ớt chanh là có thể thưởng thức món gà luộc thơm ngon cùng gia đình.
3. Thịt nấu đông - một trong những món ăn tết miền Bắc không thể thiếu
Thịt đông là món ăn rất ngon, phổ biến ở miền Bắc Việt trong những ngày trời lạnh, nhất là dịp Tết. Khi làm món này, nên nêm hơi nhạt một tí, khi ăn kèm theo nước mắm sẽ ngon hơn.
>Tham khảo ngay những mẫu tủ lạnh đang thịnh hành nhất để món đông của bạn trở nên hoàn hảo hơn
Nguyên liệu:
- Giò: 1kg
- Nấm mèo: 25g
- Nấm đông cô (nấm hương): 25g
- Hành củ, tiêu
- Cà rốt, ngò (1 ít để trang trí, cái này tùy chọn không quan trọng)
Cách làm:
- Chân giò chọn loại tươi ngon, bì trắng sạch sẽ. Mua về bỏ xương, cạo sạch lông rồi xắt thành miếng nhỏ vừa ăn.
- Ướp thịt với 2 muỗng cafe bột nêm, 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng cafe hành củ băm. Ướp trong 30 phút.
- Nấm mèo và nấm đông cô rửa sạch rồi ngâm trong nước ấm 30 phút cho nở mềm (ngâm xong giữ lại phần nước). Dùng dao cắt bỏ cuống. Sau đó thái sợi nấm mèo, còn nấm đông cô xắt nhỏ vừa ăn.
- Cà rốt xắt mỏng vừa ăn, có thể tỉa hoa nếu thích.
Hầm thịt:
- Bắc nồi, cho chút dầu ăn, phi thơm một chút hành củ băm nhuyễn rồi cho thịt vào xào cho đến khi hơi săn, thì trút nước ngâm nấm ban nãy vào, sau đó cho thêm nước vào ngập mặt thịt. Đun sôi rồi vặn nhỏ lửa lại hầm trong khoảng 45 phút cho thịt mềm, nhớ coi hớt bọt cho kĩ.
- Lấy 1 cái chảo khác, phi thơm chút hành băm rồi cho hai loại nấm vào xào thơm, nêm 1 muỗng cafe nước mắm, 1/2 muỗng cafe bột nêm.
- Sau khi thịt đã hầm chín mềm rồi, thì trút phần nấm đã xào vào, trộn đều rồi đun sôi khoảng 5 phút rồi tắt bếp, rắc chút tiêu vào trộn lên.
Đông thịt:
- Xong xuôi đâu vào đó thì chuẩn bị một cái bát (tô) để đựng thịt đông. Để cho đẹp, ta trải một vài cọng ngò (mùi) dưới đáy, rồi xắp vài lát cà rốt lên trên.
- Chờ cho nồi thịt nguội hẳn, thì múc đổ vào bát, sau đó bỏ vào tủ lạnh ngăn mát cho đến khi thịt đông.
- Khi ăn dùng mũi dao lách một vòng quanh bát rồi ụp bát xuống là miếng thịt đông sẽ rời khỏi bát. Dùng dao xắt thành miếng nhỏ rồi măm măm thôi.
4. Cách làm món canh bóng thả (bóng nấu)
Nguyên liệu làm canh bóng thả:
- 100g thịt nạc
- 50g bóng (da heo khô)
- 1 củ su hào, 1 củ cà rốt, 5 trái đậu hòa lan, 10 tai nấm hương, 1 củ hành tây nhò, 1 ít ngò
- Nước mắm, muối, đường, rượu trắng
- Nước dùng gà hay heo
Cách làm:
Bóng ngâm mềm, rửa bằng rượu trắng pha loãng, xả lại nước lạnh cho sạch, bóp nhẹ cho ráo nước, cắt hình quả trám (hình thoi).
+ Su hào, cà rốt tỉa hoa, cắt miếng dày khoảng 0,5cm.
+ Nấm hương ngâm nở mềm cắt bỏ chân nấm
+ Đậu hòa lan tước sơ hai bên
+ Thịt nạc luộc chín, cắt miếng mỏng
+ Cho cà rốt, su hào nấm hương vào nồi nước dùng, nêm gia vị vừa ăn, nấu đến khi chín, vớt ra tô (phần này còn gọi là chân tẩy)
+ Cho bóng vào nồi nấu đến khi nước dùng sôi
+ Cho các loại quả củ vào nấu cùng với bóng, chín vớt ra tô (trên phần chân tẩy)
+ Xếp thịt lên trên, rắc ngò, hành tây và chan nước dùng thật nóng để nếm đủ vị ngon ngọt của canh.
5. Mực nấu
Nguyên liệu:
– Phần chân tẩy cũng tương tự món bóng nấu.
– Các nguyên liệu khác: 200g mực khô, 2 quả trứng gà, 50g giò lụa, 200g tôm tươi.
Thực hiện:
+ Mực khô ngâm mềm, rửa sạch, để ráo, cắt chỉ, xào giòn
+ Trứng gà tráng mỏng, cắt chỉ
+ Giò lụa cắt chỉ
+ Tôm hấp chín, lột vỏ, xé nhỏ
+ Su hào, cà rốt mỗi thứ một ít, cắt chỉ, xào chín. Các thứ này bày lên trên phần chân tẩy; khi ăn chan nước dùng nóng.
6. Giò hầm măng
Là món ăn truyền thống của miền Bắc. Vị ngon, thơm của măng khô với cái béo ngon của chân giò là sự kết hợp hoàn chỉnh biến nó thành món ăn khoái khẩu của nhiều người.
>>Xem ngay những mẫu bếp điện từ giá rẻ để những món ninh, nấu, hầm của bạn tiết kiệm thời gian hơn bao giờ hết
Nguyên liệu:
- Giò heo 1kg (chân trước)
- Măng khô 0.5kg,
- Hành khô 0.2kg,
- Hành tươi 0.3kg,
- Nước mắm, muối, tiêu, mì chính.
Cách làm:
– Chân giò làm sạch chặt miếng to, ướp mắm, muối để 15′-20′ cho ngấm.
– Măng ngâm nước gạo 1 đêm cho nở (hoặc ngâm nước ấm cũng được), rửa sạch cho nước vào luộc, thay nước 2-3 lần cho măng hết đắng, khi thấy nước luộc trong là được, vớt ra thái miếng hơi dầy to bản, rửa lại bằng nước lạnh để ráo nước.
– Hành khô bỏ vỏ đập dập (hoặc mua loại hành khô đã sấy sẵn)
– Hành tươi rửa sạch thái dài (chỉ lấy củ và phần gần củ, bỏ bớt lá).
– Đun dầu ăn nóng già già bỏ hành khô vào phi thơm, cho chân giò vào xào săn bỏ tiếp măng vào xào chung, nêm mắm vào đảo đều cho ngấm, đổ nước ngập măng đun sôi vớt bỏ bọt, rút bớt lửa để sôi âm ỉ 1-2 tiếng đồng hồ.
– Khi chân giò chín nhừ nêm gia vị vừa ăn rồi cho hành tươi bắc ra, múc ra bát to vớt mấy lát củ hành tươi lên trên cho đẹp, rắc hạt tiêu, dọn ra ăn nóng.
7. Dưa hành
Dưa hành hay hành muối là món ăn Tết nổi tiếng trong câu: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ,… Dưa hành vị thanh, chua dịu, hăng nhẹ để ăn với bánh chưng, rất phổ biến ở miền Bắc, trong khi ở miền Nam thì món này biến thể thành dưa món, dưa kiệu có vị ngọt hơn.
Nguyên liệu cần:
- Hành củ: 1kg
- Muối: 70g
- Đường: 1 muỗng canh
- Dấm, rượu, nước, 1 mẩu củ gừng cạo vỏ, đập dập (không thích vị gừng thì khỏi bỏ).
Cách thực hiện:
Bước 1: Hành để làm dưa hành là hành có củ to. Chọn hành bánh tẻ hoặc hành già. Hành bánh tẻ thì làm nhanh, vị thanh hơn. Hành già vị nặng, làm lâu hơn. Loại nào cũng ngon tùy người.
Bước 2: Hành mua về cắt rễ (LƯU Ý chỉ cắt rễ, chừa lại gốc), bỏ lớp áo ngoài, bỏ hết phần lá hành màu xanh, chỉ lấy một khúc ngắn phía đầu. Rửa hành qua vài lần cho sạch đất cát rồi ngâm qua nước gạo vài tiếng (Nếu mua hành già thì ngâm lâu hơn cho hành bớt hăng). Sau đó vớt ra để ráo.
Bước 3: Bắc nồi đun sôi 1,5 lít nước với 70g muối, 1 muỗng canh đường, cho gừng vào đun cùng. Nhắc nồi ra để cho nguội bớt rồi bỏ 1 muỗng dấm, 1 muỗng rượu vào. Chờ nguội hẳn.
Bước 4: Chuẩn bị keo / lọ có nắp, tráng qua nước sôi cho sạch. Sau đó xếp hành vào lọ, rồi đổ nước muối đường đã nguội vào ngập hành. Dùng 2 nan tre hoặc bịch nilon nước chèn cho hành luôn luôn chìm trong nước.
Bước 5: Đậy nắp lại để trong nhiệt độ thường khoảng 1 tuần là bắt đầu ăn được rồi. Nếu trời có nắng thì đem ra nắng phơi, dưa sẽ giòn và nhanh chua hơn.
8. Nem rán
Nem rán là món ăn được nhiều người yêu thích, đây là món không thể thiếu trong bữa cỗ ngày lễ, Tết. Các bước trong bài viết dưới đây sẽ mách bạn cách làm nem rán giòn rụm, thơm ngon mà không lo bị cháy.
Nguyên liệu làm nem rán:
- Thịt vai: 400g (nên chọn thịt sấn vai có cả mỡ)
- Hành tây: 1 củ nhỏ
- Giá đỗ: 150gr
- Cà rốt: 1 củ nhỏ
- Su hào: Nửa củ
- 100g miến, vài cái nấm hương, mộc nhĩ
- 2 quả trứng
- Hành hoa, rau mùi, hạt tiêu, mắm, gia vị
- Vỏ bánh đa nem: 35 – 40 cái
Cách làm nem rán:
Bước 1 (sơ chế nguyên liệu):
- Thịt mua về rửa sạch, băm nhuyễn hoặc cho vào máy xay sinh tố xay thật nhuyễn.
- Các loại rau củ quả để làm nem như hành tây, cà rốt, su hào, hành lá, rau mùi, giá đỗ thái và băm thật nhỏ.
- Cà rốt, su hào thái chỉ, sợi dài khoảng 3 -4 cm.
- Ngâm miến trong nước ấm tầm 30 độ C khoảng 5 phút cho mềm rồi cắt ngắn.
- Nấm hương, mộc nhĩ ngâm nước nóng cho nở, cắt bỏ phần rễ và chân nấm già, thái nhỏ.
Bước 2: Cho tất cả các nguyên liệu làm nem rán đã chuẩn bị ở các bước trên vào một âu lớn. Cho thêm một thìa ăn cơm dầu ăn, thêm hạt tiêu, mắm, gia vị, hạt nêm. Đập thêm 2 quả trứng vào âu.
Bước 3: Trải bánh đa nem ra (nên trải trên thớt hoặc mâm bằng phẳng, dùng tay nhúng vào bia hoặc dấm để vỏ bánh được giòn rồi xoa đều quanh mặt chiếc bánh).
Xúc một lượng nhân thịt nem đặt vào bánh đa, cuộn 1 vòng cho kín rồi gập hai đầu hai bên lại.
Cuộn tiếp vòng nữa cho đến hết chiếc bánh đa nem là được.
Bước 4: Đun sôi dầu ăn đến lúc già, cho nem vào rán qua, khi ăn sẽ rán nem lại 1 lần nữa cho chín vàng đều là được.
Khi rán nem bạn rán cho một mặt vàng đều rồi lật sang mặt dưới rán đến khi nem chuyển màu vàng cánh gián.
Món nem rán ngon nhất khi thưởng thức nóng.
Một yếu tố nữa quyết định đến món nem rán có ngon hay không là nước chấm nem. Cách pha nước chấm nem chuẩn nhất là theo công thức: 1 chua - 1 ngọt - 1 mắm - 4 nước. Tức là bạn cần 1 thìa nước cốt chanh - 1 thìa đường - 1 thìa mắm - 4 thìa nước lọc.
Khuấy lên cho các nguyên liệu này hòa tan vào nhau thành một dung dịch đồng nhất. Nếu đường vẫn còn lắng ở đáy mà chưa tan thì bát nước chấm nem của bạn chưa đạt được độ hài hòa và chuẩn vị.
Chúc các bạn thành công với cách làm nem rán giòn rụm này nhé!
9. Giò thủ
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Tai heo: 500gr
- Lưỡi heo: 500gr
- Thịt phần chân giò đã rút xương (chân giò trước hoặc sau đều được): 300gr
- Nấm Mèo: 50gr
- Nấm Hương: 100gr
- Hành tím: 2 củ
- Lá chuối và dây lạt hoặc dây nilon (cần mua nếu bạn thích gói bằng lá chuối hoặc nếu không thì thay thế bằng chai nhựa cũng được)
- Hạt nêm, nước mắm, hành tím và hạt tiêu.
- Khuôn bằng inox.
- Tai heo và nấm mèo
Cách sơ chế nguyên liệu
Bước 1: Lá chuối rửa sạch, lấy khăn thấm hết nước và phơi khô. Hành tím bóc bỏ vỏ, rửa sạch, đập dập và cắt nhỏ.
Nấm mèo ngâm nước nóng khoảng 10 phút cho nở hoàn toàn, sau đó vớt ra đem cắt bỏ chân và rửa sạch. Tiếp theo đem nấm mèo xắt thành sợi nhỏ.
Nấm hương cũng đem ngâm nước nóng khoảng 3 phút, cắt bỏ phần chân bị đen rồi rửa sạch và đem cắt nhỏ.
Khuôn inox rửa sạch và phơi khô.
Bước 2: Sơ chế và ướp thịt
Tai heo, lưỡi heo và thịt chân giò rửa sạch với nước muối pha loãng. Sau đó cho tất cả vào nồi luộc sơ qua. Trong khi luộc, cho thêm 1 muỗng muối và 1 muỗng giấm vào luộc cùng. Khi nước vừa sôi thì tắt bếp, vớt tất cả thịt heo ra ngâm với nước lạnh để thịt không bị thâm.
Tiếp theo xắt tất cả thịt heo thành miếng nhỏ vừa ăn rồi ướp thịt với 1 muỗng hạt nêm, 1 muỗng nuóc mắm, 1/2 muỗng đường, 1 muỗng hành tím băm nhỏ và 1 muỗng cafe tiêu. Tất cả trộn đều, để thịt ngấm gia vị trong khoảng 30 phút là được.
Cách làm giò thủ tại nhà như sau:
Bước 1: Xào thịt
Bật bếp, chờ cho chảo nóng đều thì cho 1 muỗng dầu ăn vào tráng đều mặt chảo. Khi dầu sôi, cho 1 muỗng hành tím băm nhỏ vào phi thơm.
Khi hành phi dậy mùi thơm thì cho tất cả thịt heo đã ướp vào xào, đảo đều tay. Nêm thêm 1/2 muỗng hạt nêm và 1/2 muỗng mắm vào, tiếp tục đảo đều cho thịt ngấm gia vị và chín đều. Hoặc bạn có thể nêm nếm theo ý thích sao cho hợp khẩu vị với bạn và các thành viên trong gia đình là được.
Khi thịt heo săn lại, bạn cho tất cả nấm mèo và nấm hương đã thái nhỏ vào. Đun trên bếp có độ lửa vừa cho đến khi thịt heo ra thêm mỡ, nấm cũng đã thấmm gia vị thì tắt bếp.
Bước 2: Gói giò
Khi thịt đã chín, đổ hết thịt lên lá chuối đã được chuẩn bị và tiến hành gói giò thủ. Dùng dây lạt (hoặc dây nilon) để cột chặt giò và định hình cho cây giò không bị móp méo.
Cho cây giò vào khuôn inox và dùng chày nén giò xuống thật chặt là được. Cách này sẽ giúp giò chắc tay và có thể bảo quản được lâu.
Để làm lá chuối mềm hơn giúp cuốn thịt dễ dàng thì bạn nên hơ nhanh lá chuối trên lửa nhỏ. Khi thịt được xào xong vẫn còn nóng hổi, bạn đổ thịt ra lá chuối đã được trải sẵn sàng rồi gói lại. Bạn nhớ cố định thịt thật chặt và dùng lạt hoặc dây nilon cột lại cho thật chắc.
Khi giò gói xong, cất trong ngăn mát tủ lạnh để có thể dùng được lâu. Khi ăn, bạn chỉ cần cắt khoanh là có thể lấy ra ăn liền, rất tiện. Thời hạn bảo quản giò thủ tối đa (khi cất trong ngăn mát tủ lạnh) là khoảng 1 tuần. Khi thấy giò thủ có nước nhớt phí bên ngoài nghĩa là giò đã có hiện tượng bị ôi thiu, bạn không nên tiếp tục dùng.
Vậy là nếu tết này về nhà chồng thì bạn đã có đầy đủ bộ sưu tập những món ăn ngày tết miền Bắc. Chúc bạn tham khảo và áp dụng thành công.
>>Sau tất cả nếu sợ ám mùi thì có thể tham khảo những dòng máy hút mùi cap cấp - trợ thủ đắc lực giúp không gian bếp nhà bạ luôn thoáng mát, sạch mùi