"Nhà có hai bếp có sao không ?" tưởng như là câu hỏi về lĩnh vực kỹ thuật thiết kế nội thất nhưng không nó còn liên quan mật thiết với cả phong thủy căn nhà của bạn. Vậy nên hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu chủ đề phong thủy cho nhà bếp để bạn có thể yên tâm hơn trong mọi việc và đón tài lộc cũng như hạnh phúc viên mãn cho gia chủ nhé!
Hướng bếp cùng hướng nhà có được không?
Bếp được coi là nơi tốt nhất trong nhà để đẩy lùi những điềm xấu. Chính vì vậy, người ta thường chọn vị trí nhà bếp theo theo phong thủy ở những nơi được xem là “xấu” nhất để chặn những điều xúi quẩy và mang đến may mắn cho gia đình.
– Theo phong thủy Bát trạch thường dựa trên những lý luận về niên mệnh quan niệm rằng hướng cửa chính và hướng bếp phải phù hợp với niên mệnh Tây, Đông, Tây của gia chủ và phải căn cứ theo mệnh của người đàn ông- tức trụ cột trong gia đình.
Như vậy, có 4 sự lựa chọn cho hướng nhà và hướng đặt bếp.
– Bát trạch quy định cửa chính là khí thần còn cửa nhà bếp là trực thần để nhấn mạnh yếu tố cửa chính và cửa của bếp nấu, 2 cửa này có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Nếu một cửa đặt tại hướng xấu thì có thể đặt cửa còn lại theo hướng tốt để hóa giải.
>> Xem ngay: 7 mẫu lò nướng Bosch nhập khẩu tốt nhât cho gian bếp Việt
– Để trả lời câu hỏi có nên đặt hướng bếp cùng hướng nhà không.
Những chuyên gia về phong thủy của chúng tôi khẳng định chắc chắn rằng nếu đặt hướng bếp cùng với hướng nhà thì gia đình sẽ gặp nhiều tai họa, công danh không thể thăng tiến.
Do đó mà việc đặt hướng bếp phải dựa vào hướng nhà nhưng không trùng với hướng nhà. Sự tốt xấu của cửa chính và cửa bếp được quyết định bởi hướng tốt, xấu theo mệnh và tọa của gia chủ.
– Hướng cửa chính và hướng bếp nhất thiết phải được đặt nhìn về hướng tốt lành và tại hướng hung nên bài trí những vật trang trí mang tính hung để trấn át đi những điều không tốt lành, như vậy có nghĩa như “lấy hung trấn hung” mang đến sự may mắn, tốt lành cho gia đình.
>>Xem ngay: 60+ mẫu bếp từ cao cấp giúp công đoạn nấu nướng của chị em dễ dàng hơn bao giờ hết
– Gia chủ thuộc Đông tứ mệnh thì hướng tốt theo mệnh là những hướng sau: hướng Nam, hướng Bắc, hướng Đông, hướng Đông Nam. Còn đối với gia chủ thuộc Tây tứ mệnh có các hướng tốt lành là: hướng Tây, Tây Nam, Tây Bắc và hướng Đông Bắc. Như vậy, mỗi gia chủ đều sẽ có 4 sự lựa chọn cho việc lựa chọn hướng nhà của mình. Sau khi chọn được hướng nhà hợp nhất thì sẽ phân tích sâu hơn để chọn được hướng bếp hợp với hướng nhà và vẫn phải tuân theo phong thủy phái Bát trạch để cân bằng âm dương giữa tuổi của gia chủ và hướng cửa, hướng bếp.
– Theo âm dương ngũ hành và theo Bát Trạch thì người Tây Tứ Mệnh thì hướng Tây thuộc Đoài, ngũ hành Âm Kim; hướng Tây Nam thuộc Khôn, ngũ hành Âm Thổ; hướng Tây Bắc thuộc Kiền, ngũ hành Dương Kim; hướng Đông Bắc thuộc Cấn, ngũ hành Dương Thổ.
– Với gia chủ có mệnh thuộc Đông tứ mệnh thì hướng Bắc thuộc Cảm, ngũ hành là Dương Thủy; hướng Đông thuộc Chấn, ngũ hành là Dương Mộc; hướng Đông Nam thuộc Tốn, ngũ hành Âm Mộc; hướng Nam thuộc Ly, ngũ hành Âm Hỏa.
Đặt bếp theo tuổi chồng hay vợ ?
Người xưa có câu “đàn ông coi nhà, đàn bà coi bếp” bởi vậy mà từ xa xưa, khi xây nhà thì thường lấy hướng hợp tuổi của người đàn ông trong gia đình còn xem hướng bếp thì lấy tuổi của người phụ nữ.
Đây là quan niệm nghe có có vẻ hợp lý vì tạo nên sự bình đẳng trong gia đình, vợ chồng có vị trí quan trọng như nhau trong việc quyết định đến phong thủy chính của cả ngôi nhà.
>>Nấu nướng đa năng khi gia đình bạn có thể sở hữu một chiếc bếp điện từ nhập khẩu Châu Âu
Tuy nhiên, theo phong thủy Bát Trạch cho rằng khi làm nhà, từ hướng nhà, hướng ban thờ, hướng bếp đều phải lấy theo hướng hợp tuổi và mệnh của người trụ cột trong gia đình tức là người đàn ông, phụ nữ sẽ không có liên quan đến phong thủy của ngôi nhà, kể cả là hướng đặt bếp.
Theo quan niệm của thuật phong thủy, khi người đàn ông còn chưa lập gia đình thì không thể nào lấy tuổi vợ để xem hướng đặt bếp được.
Bên cạnh đó, thời xưa các cụ thường có năm thê bảy thiếp nên rất khó khi chọn hướng bếp theo tuổi người vợ vì không biết sẽ lấy theo tuổi của ai.
Trong thời đại phát triển như hiện nay, có rất nhiều gia đình thuê người giúp việc về để phụ giúp việc nấu nướng trong gia đình, vì vậy quan niệm xa xưa của ông cha ta về hướng bếp đặt theo tuổi người vợ là sai lầm.
Căn phòng bếp là bộ phận được gắn liền với mỗi ngôi nhà.
Do đó, vị trí đặt bếp và hướng bếp cũng phải được tính toán kỹ lưỡng theo phong thủy cả ngôi nhà chứ không phải chỉ phụ thuộc vào tuổi của người vợ hay chồng.
Theo phong thủy của người phương Đông có quy ước rằng việc xem nhà ở thuộc phần dương trạch, tương ứng với tuổi của người đàn ông trong gia đình, làm cơ sở để xem vị trí, phương hướng cửa nhà, ban thờ, bếp,… của ngôi nhà.
Nghe qua thì có vẻ như người phương Đông trọng nam khinh nữ nhưng trên thực tế thì đây là đặc trưng của văn hóa Việt Nam: khi xem hướng làm nhà, hướng đặt bếp, ban thờ thì đều quy ước theo tuổi của người trụ cột- người đàn ông chứ không chia ra riêng lẻ sẽ rất phức tạp.
Khi tính hướng nhà, hướng bếp theo tuổi người đàn ông trụ cột trong gia đình nên chú ý người đó không quá 60 tuổi vì ở độ tuổi này, người đàn ông sẽ nghỉ ngơi hưu trí, việc làm nhà phải để con cháu lo liệu, hợp lý về tính tôn ti trật tự trong gia đình.
Ngoài ra, nếu trong gia đình toàn nữ giới thì khi tính tuổi làm nhà theo tuổi người phụ nữ quyền uy nhất trong gia đình.
Tuy nhiên nên chú ý đối với người phụ nữ ngoài 60 tuổi hoặc tuổi còn quá nhỏ hoặc người phụ nữ sẽ lấy chồng, không ở lâu trong ngôi nhà thì không được lấy tuổi để xem hướng làm nhà, hướng bếp.
Hướng đặt ban thờ theo phong thủy
Trong ngôi nhà truyền thống của người Việt xưa, ban thờ luôn được đặt ở trung tâm gian nhà chính, tại vị trí trước trung cung và thường có một bộ bàn ghế tiếp khách ngay trước bàn thờ.
Khi vào đến ban thờ phải đi qua sân, lên bậc thềm, hàng hiên rồi mới đến không gian trong nhà.
Theo cách này, nhìn từ ngoài đường vào chúng ta không thấy ban thờ, nhưng ngược lại, đây lại là cách dẫn khí vào nhà, đến ban thờ một cách tinh tế thông qua các bước giảm xung hóa sát.
Dựa vào hai yếu tố này, chúng ta thấy, khi đặt ban thờ cha ông luôn tuân theo nguyên tắc “nhất vị nhị hướng” trong phong thủy.
Cụ thể, với một không gian mang tính chất tâm linh như ban thờ thì cần thiết phải hội đủ cả hai yếu tố là “tọa cát” và “hướng cát”.
Tức ban thờ cần được đặt ở vị trí đẹp, trang trọng, phía hướng trước mặt ban thờ sao cho đón được năng lượng tốt lành, tránh luồng năng lượng xấu.
Trong căn hộ chung cư thường được thiết kế cố định các khoảng không gian nên việc lựa chọn hướng thường khó khăn. Vậy nên bạn chỉ cần xem các yếu tốt trên để đặt ban thờ là được.
Vị trí đặt bếp
- Bếp ở hướng Đông nên kiêng bài trí cây cảnh
Sách phong thủy cho rằng, phòng bếp nằm ở hướng Đông được xem là hướng cát, hướng đại lợi.
Vì thế không nên bài trí cây cảnh ở hướng này vì như thế dễ làm ngăn chặn luồng khí tốt di chuyển vào trong nhà bếp, tạo ra những bất lợi cho những người cư ngụ trong ngôi nhà..
Nếu muốn tạo thêm vận khí tốt cho gia đình, có thể bài trí trên bàn hoặc tủ lạnh những loại cây hoặc hoa màu đỏ để góp phần bảo vệ sức khỏe cho gia đình.
- Kiêng đặt bếp ở hướng Tây
Cổ nhân cho rằng, không nên đặt bếp ở hướng Tây vì hướng Tây thuộc hành Kim sẽ khắc với bếp thuộc hành Hỏa.
Hơn nữa, khi chiều mặt trời lặn về hướng Tây với ánh nắng gay gắt sẽ chiếu xiên thẳng vào bếp (là điều cực độc về phong thủy) không những làm không khí oi bức, ngột ngạt trong gian bếp, gây khó khăn, bất tiện cho việc nấu nướng, còn làm cho thức ăn dễ ôi thiu, nhanh bị hư hại.
Phong thủy cho rằng nếu đặt bếp ở hướng Tây, những người sống trong căn nhà đều bị ảnh hưởng không tốt về sức khỏe, dễ sinh bệnh tật.
Vì vậy, tốt nhất nên tránh đặt bếp ở hướng này.
Nếu phòng bếp nằm ở hướng Tây, có thể khắc phục bằng cách bày trí hoa thủy tiên hoặc các loại hoa màu vàng, đặt cạnh cửa sổ phòng bếp để ngăn chặn khí độc, ngăn cản sát khí và hút vượng khí vào nhà.
- Kiêng đặt bếp ở hướng Nam
Người xưa khuyên không nên đặt bếp ở hướng Nam vì theo quan niệm phong thủy, hướng Nam thuộc hành hỏa và hỏa khí của hướng Nam rất mạnh.
Nếu đặt ở hướng Nam thì hai hỏa gặp nhau sẽ hết sức nóng, không có lợi cho gia chủ.
Trường hợp đặt bếp ở hướng Nam, phạm vào thế “Lưỡng hỏa hỏa kiệt”, sẽ làm bất lợi về sức khỏe, lộc tài cho gia chủ, vì thế rất cần kiêng kỵ.
Ngoài ra, quan niệm phong thủy thì phòng bếp hướng Nam sẽ khiến chủ nhân có xu hướng tiêu nhiều, tán lộc.
Để khắc phục trường hợp phòng bếp toạ ở hướng Nam, kinh nghiệm dân gian khuyên nên trồng ở phía ngoài gian bếp những loại cây có nhiều lá hoặc cây có lá to, để làm giảm ánh nắng của mặt trời vào phòng bếp và giảm bớt xu hướng tiêu tán tài lộc của gia chủ.
>>> Bạn nên xem ngay: 19 mẫu bếp từ Bosch không thể bỏ qua cho không gian bếp hiện đại
- Kiêng đặt bếp ở hướng Bắc
Quan niệm phong thủy cho rằng việc đặt phòng bếp nằm ở hướng Bắc là hướng không tốt, vì bếp thuộc lửa (hỏa), kỵ nhất với khí mát lạnh của nước (hướng Bắc có ngũ hành là Thủy), vì thế, khi làm nhà nên kiêng thiết kế phòng bếp quay về hướng Bắc.
Nếu phòng bếp ở hướng Bắc, gia chủ nên khắc phục bằng cách tăng độ nóng của Hỏa để giảm bớt sự lạnh giá của Thủy, như: bài trí những cây hoa màu hồng, màu cam trên bàn hoặc trên tủ bếp, bởi những loại cây hoa này có thể tăng thêm sức sống cho phòng bếp.
Ngoài ra, cần đảm bảo đầy đủ ánh sáng trong phòng bếp. Các vật dụng trong bếp như tạp dề, dép lê, khăn lau, khăn trải bàn... nên chọn màu ấm áp, giúp tăng sinh khí cho nhà bếp.
- Kiêng đặt bếp ở vị trí “tọa cát hướng hung”
Theo quan niệm của phong thủy, bếp ăn nên đặt ở vị trí “tọa hung hướng cát”, có nghĩa là nên đặt bếp nằm ở hướng dữ nhưng núm, cửa bếp nhìn về phương lành để bếp nấu có thể hỗ trợ việc áp chế những luồng khí gây bất lợi cho gia chủ.
Khí dương mà lửa bếp sinh ra có thể điều hòa các loại khí bất lợi khác giúp cải thiện được phong thủy của căn nhà một cách hiệu quả.
- Kiêng đặt bếp ngược với hướng nhà
Bếp đặt ngược với hướng nhà là bếp ngoảnh lưng về hướng cửa nhà, ví dụ nhà tọa Nam hướng về Bắc mà bếp lại tọa Bắc hướng về Nam, như vậy sẽ không đem lại may mắn, an lành cho gia chủ. Đây cũng là một trong những điều kiêng kỵ cho gian bếp cần được gia chủ cẩn trọng.
- Kiêng đặt bếp ở chỗ lộ liễu, dễ thấy
Bếp không nên đặt lộ liễu và cũng rất kỵ đặt ngay cửa chính hoặc đối diện với cửa chính, đặt bếp như vậy dân gian gọi là “khai môn kiến táo, tài phú đa hao”, còn phong thuỷ gọi ngắn gọn là “Lộ Khẩu Táo”, sẽ không tốt cho gia chủ.
Cửa chính của ngôi nhà tuyệt đối không được nhìn thẳng vào miệng bếp. Chỉ cần xét về mặt công năng thì điều này cũng rất không hợp lý, người đứng bếp sẽ gặp khó khăn trong việc quan sát không gian bên ngoài, nhất là việc quan sát những người ra vào ngôi nhà.
Về phong thủy, đặt bếp hướng thẳng ra cửa chính không chỉ làm tiền nong trong nhà luôn thiếu hụt, mà còn tổn hại đến sức khỏe của những người cư ngụ.
Nếu vì điều kiện bất khả kháng, không thể có khoảng không gian khác để đặt bếp thì chỉ cần sắp xếp lại vị trí của phần bếp nấu sao cho tránh thẳng hàng với cửa ra vào, dễ quan sát và thuận tiện cho việc nấu nướng là ổn.
- Kiêng đặt bếp ở vị trí trung tâm của nhà
Theo Trí thức trẻ, quan niệm của phong thủy, đặt bếp ở vị trí Trung cung hoặc Thượng tâm của ngôi nhà là điều cực kỳ tối kỵ.
Bởi vì Trung cung là một cung bị động, nơi mà mạch khí phải được ổn định và bình an, nếu đặt nhà bếp ở cung này sẽ mang lại sự xáo trộn về sức khỏe và những khó khăn liên tục, triền miên cho những người cư ngụ.
Vì thế, ở vị trí Trung cung hoặc Thượng tâm của ngôi nhà không nên đặt bếp.
Nếu có điều kiện về không gian, diện tích thì nên bố trí một phòng phía sâu sau nhà để làm gian bếp, một mặt cửa nhà bếp nên nhìn về chỗ thoáng của ngôi nhà như sân sau nhà, ban công, khoảng trống bên hông nhà… sẽ mang lại may mắn, phúc lộc cho gia chủ.
- Kiêng đặt nhà bếp đối diện với nhà vệ sinh
Bếp là nơi nấu nướng đồ ăn thức uống cho cả gia đình, vì vậy không gian nhà bếp cần phải giữ vệ sinh, nếu không thì bệnh tật sẽ vào người qua đường ăn uống, làm hại đến sức khỏe, thậm chí còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Nhà vệ sinh có rất nhiều thứ bẩn và vi trùng vì vậy bếp nấu không nên đặt gần nhà vệ sinh. Đặc biệt cửa bếp không đặt đối diện với nhà vệ sinh.
- Kiêng để sau bếp là khoảng trống
Phong thủy cho rằng, bếp nên tựa vào tường, sau bếp không nên là khoảng không (không có tườngjj kín) thì lộc tài của gia chủ mới giữ vững được.
Nếu như ở phía sau bếp là cửa chính, để cho ánh sang mặt trời chiếu qua cũng không tốt, như vậy sẽ bất lợi cho phúc lộc của gia chủ. Vì thế không nên đặt bếp ở vị trí trống trải, không có tường ở phía sau lưng bếp.
- Kiêng đặt bếp đối diện với phòng ngủ
Bếp là nơi nấu nướng nên thường nóng bức, sẽ không có lợi cho sức khỏe, hơn nữa, khi đun nấu khói dầu mỡ bay vào phòng ngủ, không có lợi cho sức khỏe, vì vậy nếu đặt bếp thẳng hướng với cửa phòng ngủ sẽ không tốt cho sức khỏe.
Càng không tốt khi bếp đặt sát phòng ngủ, đặc biệt là với giường ngủ sẽ làm cho người cư ngụ cảm thấy nóng bức, ngột ngạt, tâm trạng bất ổn, dễ sinh bệnh.
- Kiêng đặt bếp trên rãnh nước, ống nước
Bếp thuộc hành Hỏa, còn nước thuộc hành Thủy, mà trong tương quan ngũ hành, Hỏa vốn kỵ Thủy, nước và lửa không thể dung hòa, vì vậy lửa không nên để gần nước quá.
Nếu đặt bếp trên đường nước là không thích hợp, sẽ đem lại những xui xẻo, bất ổn cho gia chủ. Vì thế, nếu muốn gia đình được yên ổn, tránh được những rủi ro thì khi thiết kế phòng bếp nên tránh đặt bếp trên rãnh mương, ống nước.
- Kiêng để nước - lửa đụng nhau
Bếp thuộc hành Hỏa, còn chậu rửa bát thì chứa nước (Thủy), trong tương quan ngũ hành là xung khắc, vì thế Hỏa và Thủy không nên để quá gần nhau; đặc biệt là càng không nên đặt bếp kẹt giữa hai bên là nước, ví dụ đặt bếp ở giữa, còn một bên là máy giặt, một bên là chậu rửa.
Theo quan niệm phong thủy, bếp nấu, chậu rửa và tủ lạnh không nên để trực diện mà phải cách xa nhau ít nhất khoảng 20 - 30cm để tránh cho lửa không có sự giao thoa gặp gỡ với nước, như thế là có thể yên tâm không phải lo gì về sự xung đột giữa Thủy và Hỏa.
Cách bố trí bếp phổ biến nhất dân gian là theo nguyên tắc hình tam giác, nghĩa là bếp - bồn rửa - tủ lạnh.
Trong trường hợp do vô tình thiết kế chậu rửa đối diện với bếp, có thể khắc phục bằng cách đặt một cây xanh hoặc một chiếc thảm có hoa văn cây cỏ ở giữa bếp và chậu rửa, để tránh sự xung đột giữa lửa và nước.
- Kiêng đặt bếp ở vị trí nhiều gió
Nhà bếp phải được đặt ở vị trí tránh gió, phong thuỷ gọi là “tàng phong tụ khí”, nghĩa là nơi đặt bếp lửa nên tránh gió để được tụ khí. Nếu nhà bếp mà nhìn thẳng ra cửa chính hoặc phía sau bếp có cửa sổ là nơi lộng gió, rất không tốt về mặt phong thủy.
Tuy nhiên, nhà bếp là nơi rất quan trọng trong một gia đình do đó không khí gian bếp rất cần sự thoáng đãng, vì thế trong gian bếp nên đặt quạt thông gió hoặc máy hút khói dầu để làm sạch không khí sau khi nấu ăn, tạo không khí thoáng đãng, sạch sẽ cho gian bếp.
Theo quan niệm của phong thủy thì giường ngủ hoặc ghế ngồi mà ở phía trên có xà ngang là không tốt, rất bất lợi cho chủ nhân. Vì thế, khi đặt vị trí của bếp nên cần tránh để xà ngang đè lên trên bếp.
Nếu không tránh được, người nhà sẽ bị ốm đau bệnh tật, tổn hại cho sức khỏe vợ chồng, đặc biệt bất lợi cho nữ nhân, bởi “dưới xà có bếp, nữ chủ nhà tổn hao”.
- Kiêng để góc nhọn chiếu thẳng vào bếp
Phong thủy cho rằng góc nhọn sắc, rất dễ gây thương tổn, vì vậy nên kiêng có góc nhọn chiếu thẳng vào bếp!
Bếp là nơi nấu ăn nuôi sống cả nhà, đem lại sức khỏe cho cả nhà, vì thế nếu bếp bị góc nhọn chiếu thẳng vào sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người trong gia đình.
>> Xem thêm hàng ngàn thiết bị dụng cụ nhà bếp nhập khẩu giá tốt nhất tại đây
- Kiêng đặt bàn thờ Táo quân ở hướng Bắc
Theo văn hóa dân gian thì bàn thờ Táo quân đặt trong bếp là thể hiện tín ngưỡng của dân gian với mong muốn vị thần cai quản chuyện bếp núc sẽ phù hộ cho bếp lửa gia đình luôn được ấm cúng, nhà cửa được êm đẹp, gia đạo được thuận hòa, sung túc.
Việc thờ cúng Táo quân ở mỗi gia đình cũng khác nhau, có gia đình chỉ đặt ngay bên cạnh bếp một lư hương nhỏ (thờ ông Táo) để thắp nhang mỗi ngày là đủ, nhưng có gia đình đặt bàn thờ ông Táo bằng cách làm một bệ thờ đơn giản, tiện dụng, cao hơn so với mặt bếp, tại góc ít sử dụng để tránh va chạm.
Có gia đình cẩn thận hơn còn gắn phía dưới đáy tủ treo một tấm kính để ngăn khói nhang không làm ố vàng, khi cần tháo ra lau chùi dễ dàng.
Dù đặt ban thờ ông Táo ở đâu thì hướng của bàn thờ cũng nên trùng với hướng của bếp (hoặc song song với hướng của bếp) và không quá xa bếp nấu, cũng không được nằm trên bồn rửa vì bồn rửa thuộc hành Thủy khắc với ông Táo thuộc hành Hỏa.
Nếu phía trên bếp nấu ăn không đủ chỗ để đặt ban thờ các vị thần Táo quân thì đặt ở góc nhà bếp phía Nam, vì ngũ hành Táo quân thuộc Hoả, nên ban thờ Táo quân cần được đặt ở phía Nam "Hỏa" vượng.
Còn các phương vị thuộc Thủy, nhất là hướng Bắc, tuyệt đối kiêng kỵ đặt ban thờ ông Táo ở đó, vì nếu đặt ban thờ Táo quân ở vị trí đó sẽ bất lợi cho gia chủ do xung khắc ngũ hành (Thủy khắc Hỏa) gây ra.
- Kiêng đặt bếp đối diện với ban công
Theo quan niệm của phong thủy thì ban công cũng không thể đối diện trực tiếp với phòng bếp, vì đây cũng có thể coi là một loại Xuyên tâm, tuy không làm xấu đi về tình trạng sức khỏe của các thành viên trong gia đình nhưng sẽ phá vỡ mối đoàn kết, tương hỗ cần có.
Hơn nữa, nếu phòng bếp, nhất là hướng bếp đối diện trực tiếp với ban công thì con cháu trong gia đình thường bỏ nhà đi hoang, thích “đèo bong”...
Nếu bếp rơi vào trường hợp này, nên khắc phục bằng cách đặt chậu hoa hoặc trồng cây leo ngăn cách, sao cho trong ngoài không thông nhau là ổn. Hoặc có thể dùng rèm che, hay đặt huyền quan ngăn cách không cho ban công thông thẳng với bếp là được.
Ngôi nhà và cuộc sống của bạn có quan hệ mật thiết với nhau, phong thủy nhà đẹp thì trợ giúp cho vận mệnh của gia chủ. Nhất định phải tránh những cấm kị trong phong thủy, nếu phát hiện thì phải nhanh chóng điều chỉnh, hóa giải để phong thủy thực sự giúp ích cho cuộc sống của bạn nhé.
Xem ngay thông tin có thể bạn cần biết: EUkitchen - Siêu thị đồ gia dụng, đồ dùng nhà bếp thông minh của Đức ở Hà Nội