Gửi
Hotline: 0904 537 168
  • Slide5
  • Banner_3
  • Banner_2

Thiết bị nhà bếp

Các cửa hàng gas cần chuẩn bị gì để ứng phó khi cơ quan quản lý thị trường làm chặt

26-12-2017

Bạn đang thấy nhu cầu người tiêu dùng bếp gas vẫn đông, có xu hướng tăng. Nhưng để hình thành và phát triển nên một cơ sở kinh doanh thì điều kiện cần là phải đăng ý thủ tục kinh doanh. Vậy kinh doanh gas cần điều kiện gì? Liệu thủ tục có rườm ra như lời “phỏng đoán”. Tất cả bài viết này sẽ có gợi ý cho bạn.

dieukienkinhdoanhgas

1. Điều kiện cần và đủ để cơ sở kinh doanh gas được cấp phép kinh doanh gas

Các cơ sở kinh doanh muốn tiến hành kinh doanh gas trước tiên cần phải có giấy phép kinh doanh gas. Để được cấp giấy phép kinh doanh gas bạn phải đáp ứng được các điều kiện tối thiểu như sau:

Điều kiện về chủ thể kinh doanh:

Là thương nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có đăng ký kinh doanh mặt hàng này, đồng thời phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Sở Thương mại (Sở Thương mại-Du lịch) quản lý địa bàn cấp.

Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị:

Cửa hàng phải có thiết kế xây dựng theo qui định của Tiêu chuẩn Việt Nam- TCVN 2622:1995. Các cửa hàng kinh doanh mặt hàng này phải thực hiện các điều kiện qui định tại Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam- TCVN 6223: 1996 về diện tích mặt bằng, yêu cầu kết cấu xây dựng, nơi bán hàng, kho chứa hàng, khu phụ cửa hàng và cung cấp điện.

Điều kiện về trình độ chuyên môn

Cán bộ, nhân viên của hàng kinh doanh khí đốt hoá lỏng phải được học tập kiến thức về khí đốt hoá lỏng, được huấn luyện về phòng độc, phòng cháy, chữa cháy và được Công an tỉnh, thành phố kiểm tra, cấp chứng chỉ về phòng cháy chữa cháy.

Điều kiện về sức khoẻ:

Cán bộ, nhân viên làm việc tại cửa hàng kinh doanh khí đốt hoá lỏng phải có đủ sức khoẻ để đảm nhiệm công việc kinh doanh, được cơ quan y tế cấp quận, huyện, thị xã hoặc tương đương trở lên kiểm tra và xác nhận.

Điều kiện về bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ:

Cửa hàng kinh doanh khí đốt hoá lỏng phải có đủ các phương tiện, thiết bị phòng cháy chữa cháy theo qui định tại Mục 6 Tiêu chuẩn Việt Nam – TCVN 6223: 2996 và được cơ quan phòng cháy chữa cháy tỉnh, thành phố kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy.

Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh gas:

+ Việc xin giấy phép kinh doanh gas (hay giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh gas) được quy định tại điều 30 nghị định 107/2009/NĐ-CP và nghị định 118/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏngthì hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh LPG chai bao gồm:

+ Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh LPG của thương nhân chủ sở hữu cửa hàng bán LPG chai theo mẫu quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này

+ Bản sao(có chứng thực): Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân chủ sở hữu cửa hàng bán LPG chai;

+ Bản sao (có chứng thực): Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy( thủ tục xin giấy phép phòng cháy chữa cháy). Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do cơ quan công an có thẩm quyền cấp.

+ Bản sao (có chứng thực): Giấy chứng nhận đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ cấp cho từng nhân viên làm việc tại cửa hàng bán LPG chai.

Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Công Thương có trách nhiệm thông báo cho thương nhân về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ.

Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; Sở Công Thương xem xét, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh LPG cho từng cửa hàng bán LPG chai theo mẫu quy định tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này, có thời hạn hiệu lực trong năm (05) năm kể từ ngày cấp; khi hết thời hạn hiệu lực thương nhân phải làm thủ tục theo quy định để được chứng nhận thời gian tiếp theo.”

coquanquanlythitruong1Cơ quan quản lý thị trường vào cuộc (ảnh minh họa)

>>Xem ngay để biết: Những mẫu bếp gas âm bán chạy nhất năm 2017 được nhiều người tiêu dùng Việt tìm kiếm
2. Nếu sai quy định sẽ có những mức phạt như sau:

Theo khoản 7 Điều 1 Nghị định 124/2015:

“Điều 6. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh không đúng địa điểm, trụ sở ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 4 Điều này trong trường hợp kinh doanh ngành, nghề thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.”

Trên đây là ít thông tin mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn về thủ tục xin giấy phép kinh doanh gas. Hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
>>Tham khảo ngay: Những mẫu bếp từ giá rẻ để bạn không phải canh cánh nổi lo như bếp gas truyền thống

Bài viết liên quan

 

So sánh sản phẩm